GIẢI PHÁP NÀO CHO BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG TRÊN TÔM?

07/05/2020
Bệnh do vi bào tử trùng gây nên, hiện tại đã và đang xuất hiện tại nhiều vùng nuôi tôm Tại Việt Nam. Nổi trội nhất là các vùng nuôi tôm ở các tỉnh như: Sóc trăng, Cà Mau, Bến Tre, Long An, Quảng Ninh, Phú Yên…
Bệnh vi bào tử trùng (Microsporidian) trên tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei ( EHP)gây ra. Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng không gây chết tôm nhưng lại khiến tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Cách xử lý tốt nhất là hạn chế sự xâm nhập EHP vào ao nuôi và kiểm soát  mức độ lây nhiễm của nó ở mức thấp nhất có thể

Bệnh vi bào tử trùng(Microsporidian) gây bệnh EHP

 
*Làm sao để chuẩn đoán được bệnh do EHP gây nên?

Để phát hiện được bệnh, phải dùng đến các công cụ phát hiện gene của vi bào tử trùng  như PCR (polymer chain reaction), LAMP (Loop-mediated isothermal amplication) để kiểm tra mẫu lấy từ phân tôm hoặc tôm post bị nhiễm. Kính hiển vi có thể sử dụng để soi mẫu nhưng khó phát hiện hơn vì bào tử có kích thước rất nhỏ bé.

*Làm thể nào để kiểm soát tốt EHP?

Để kiểm soát tốt EHP cần phải thực hiện đồng thời 3 biện pháp đó là: An toàn sinh học từ trại giống, chuẩn bị ao trước khi nuôi và quản lý ao trong suốt quá trình nuôi tôm.

1. An toàn sinh học từ quá trình sản xuất trong trại giống.

“ An toàn sinh học trong trại giống” yêu cầu chất lượng từ tôm bố mẹ, quá trình chăm sóc tôm bố mẹ, tôm giống phải đạt chuẩn. cũng như sự yêu cầu cao về vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ sản xuất trong trại giống phải đạt chuẩn “sạch”.
Tức là tất cả các trang thiết bị vật dụng trong trại giống phải qua tiệt trùng bằng dung dịch NAOH 2.5% khoảng 3 giờ, sau đó rửa sạch các chất tẩy rửa và tiếp tục phơi thật khô thêm một lần nữa. Trước khi đem vào sử dụng cần rửa lại bằng Chlorine 200 ppm. Vi bào tử trùng vô cùng khó để loại bỏ hoàn toàn nên các giải pháp trên chỉ có thể giúp chúng ta hạn chế được số lượng vi bào tử đi vào hệ thống ao nuôi.
Một điểm được lưu ý trong quá trình sản xuất giống đó chính là không sử dụng thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ, tôm giống. bởi thức ăn tươi sống có thể là mầm bệnh chưa kí sinh trùng EHP.

2. Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả giống.

Khâu chuẩn bị ao là 1 khâu quan trọng góp phần quyết định nên sự thành công của cả vụ nuôi.
Có thể nói sự tồn tại của vật chất hữu cơ trong ao nuôi luôn tỉ lệ thuận với mật độ vi bào tử trùng có trong ao nuôi tôm. Vì vậy việc giảm thiểu tối đa hàm lượng vật chất hữu cơ trong ao có thể làm giảm bớt đi mật độ vi bào tử trùng.
 Để làm được điều đó, thì khâu vệ sinh ao hồ cần phải được tiến hành kĩ lượng (sên vét, bón vôi, phơi ao..), nguồn nước đầu vào phải được cấp từ ao lắng thông qua túi lọc…
Tiến hành bón vôi nóng hoặc vôi nung với lượng đủ lớn để đưa pH đáy ao tới pH khoảng 12. Ở pH này, hầu hết các loại vi bào tử trùng đều có thể được loại bỏ, vì thế với những ao đã bị nhiễm Vi BàoTử Trùng từ vụ trước thì đây là giải pháp rất hữu hiệu.

3. Quản lý ao trong suốt quá trình nuôi.

Ngăn ngừa sự tích tụ của vật chất hữu cơ trong ao bằng cách sử dụng các loại chế phẩm sinh học như : vi sinh TS01, vi sinh BIOSHARK, men sống SL POND CLEAR…đồng thời thực hiện Si-phon đáy ao định kì.
Giữ ổn định các chỉ số như:mật độ tảo, độ kiềm, độ pH, oxy hòa tan, khí độc NH3, NO2…ở ngưỡng cho phép để tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển.

*Giải pháp nào cho bệnh Vi bào tử trùng trên tôm.

Bệnh do vi bào tử trùng gây nên trên tôm gây thiệt hại lớn nhưng trước giờ phương pháp điều trị chưa có nhiều sự thành công. Trải qua quá trình dài nghiên cứu, Trường Sinh Group cho ra đời siêu phẩm SPORE – đánh bật vi bào tử trùng, đây là một bước đột phá mới về sản phẩm  thủy sản của công ty. 

SPORE - VI BÀO TỬ TRÙNG

Với công dụng vượt trội: khống chế vi bào tử trùng phân tán trong ao nuôi thủy sản, loại trừ vi bào tử trùng xâm nhập vào đường ruột và hệ hô hấp của tôm.
Cách dùng: khống chế vi bào tử trùng co cụm không phát tán trong môi trường nước: dùng 1 lít/1000m3 nước, 7-10 ngày dùng/lần.
Để phòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm, nên thường xuyên dùng SPORE với liều dùng 7-10ml/kg thức ăn, trộn vào thức ăn cho tôm ăn thường xuyên.
Trong trường hợp tôm bị nhiễm vi bào tử trùng trộn SPORE với liều dùng dùng 40-50ml/kg thức ăn cho tôm ăn liên tục trong vòng 2-3 ngày. Kết hợp đánh trực tiếp xuống ao với liều 2lit/1000m3 nước. Thực hiện đúng như trên, vi bào tử trùng sẽ nhanh chóng được khống chế.
Với mọi thắc mắc liên quan đến Kĩ thuật nuôi trồng, bà con vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.56.56.81 để được hỗ trợ tư vấn!
Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!







 

Tags: