PHÈN - THỦ PHẠM GÂY NHIỀU BỆNH NGUY HIỂM TRÊN TÔM NUÔI

10/05/2017
Nền đất nhiễm phèn thường ở những khu vực rừng ngập mặn, bãi bồi và những nơi có độ mặn thấp, nền đáy ao có nhiều lá cây mục và đất sét. Nguồn đất có chứa lượng lớn sulfat kết hợp với hoạt động của vi sinh vật trong điều kiện yếm khí
Nền đất nhiễm phèn thường ở những khu vực rừng ngập mặn, bãi bồi và những nơi có độ mặn thấp, nền đáy ao có nhiều lá cây mục và đất sét. Nguồn đất có chứa lượng lớn sulfat kết hợp với hoạt động của vi sinh vật trong điều kiện yếm khí, sulfat bị khử tạo thành lưu huỳnh, lưu huỳnh tiếp tục phản ứng với sắt có trong lớp trầm tích đất thành FeS2 (khoáng pyrit) đủ để hình thành một tầng sinh phèn (sulfidic). Các ion Fe2+ và Al3+ kết hợp với photpho (lân) tạo thành những hợp chất khó tan, hạn chế nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển ổn định, màu nước ao dễ thay đổi. Một số bà con bón phân lân để khử các ion, tăng lượng photpho hỗ trợ gây màu nước nhưng dễ tạo điều kiện cho các loại tảo độc phát triển chiếm ưu thế.
Ao nuôi bị nhiễm phèn, pH xuống thấp, hàm lượng Canxi không đảm bảo, tôm thiếu các khoáng chất cần thiết làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành vỏ. pH trong khoảng 7.3-7.5 kích thích tôm lột vỏ nhưng tôm bị mềm vỏ hoặc lột không hoàn toàn gây rớt. pH xuống thấp dưới 7.0 làm tôm khó lột xác, vỏ xơ cứng hơn bình thường.
Mang tôm chuyển sang màu vàng do phèn bám, làm tôm ngạt thở, cản trở quá trình hô hấp của tôm, gây hiện tượng tôm nổi đầu. Đồng thời vào lúc sáng sớm, khi nồng độ H2S cao nhất trong ngày, ao phèn pH xuống thấp làm tăng độ độc của H2S, xâm nhập trực tiếp qua màng tế bào làm tôm bị hư mắt, có con bị nổ hoàn toàn hết 2 mắt; tôm nổi đầu, xoay vòng liên tục, dạt bờ và bắt đầu chết rải rác làm giảm năng suất vụ nuôi.
Ao có phèn làm quá trình trao đổi chất của tôm bị ức chế do chênh lệch áp suất thẩm thấu các kênh Na+ và K+, hoạt động của các enzyme bị ngưng trệ, tôm kém sắc và chậm lớn. Đặc biệt, sau khi mưa, nước mưa sẽ rửa trôi phèn xuống ao, nước ao trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt nhưng không có tảo, pH trong ao giảm đột ngột gây sốc, tôm rớt, có khi chết hàng loạt.


 
Khi xử lý những ao nuôi bị nhiễm phèn, không nên phơi ao quá lâu, nên xử lý ướt và tiến hành rửa ao liên tục. Bón vôi đáy ao để nâng pH đáy, khử phèn và tạo hệ đệm cho đáy ao. Xử lý phèn và khử độc nước ao nuôi với TS B52 2-3kg/1000m3 nước vào 2-3 giờ chiều. Đắp gờ ngăn không cho nước mưa chảy trực tiếp xuống ao, rải vôi quanh bờ ao trước khi mưa, xả bớt nước mặt sau khi mưa tránh sốc pH cho tôm. Tiến hành khử phèn định kỳ 5-7ngày/1 lần bằng TS B52 liều 2kg/1000m3 nước vào 2-3 giờ chiều.
Mọi thắc mắc bà con vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565681 để được tư vấn và hỗ trợ.

Tags: