TẢO LAM & BIỆN PHÁP XỬ LÝ TẢO LAM TRONG AO NUÔI CÁ

09/05/2020
Tảo lam - một loại tảo độc thường xuất hiện trong các ao nuôi cá, thực chất đây là vi khuẩn lam có khả năng quang hợp và chúng có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo nhưng tốc độ phát triển của tảo lam lại chậm hơn các loại tảo khác. Điều đặc biệt là tảo lam có khả năng tự phục hồi quần thể cao hơn các loài tảo khác. Vậy, tảo lam hình thành từ đâu và biện pháp xử lý tảo lam trong ao nuôi cá như thế nào?
Tảo lam hình thành như thế nào?
         Trong ao nuôi cá, Nitơ (N) và Phospho (P) là hai yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển. Cả hai yếu tố này đều hiện diện trong ao thông qua quá trình phân hủy hữu cơ với tỉ lệ tốt nhất là N:P = 7:1. Thành phần các loài tảo phát triển trong ao phụ thuộc vào tỉ lệ N:P. Khi tỉ lệ N:P cao đồng nghĩa Phospho trong ao thấp, khi đó tảo lục chiếm ưu thế, ngược lại khi tỉ lệ N:P thấp đồng nghĩa Phospho trong ao cao thì tảo lam sẽ phát triển. Trong khi đó, Phospho trong thức ăn không được cá hấp thụ hoàn toàn do thiếu Enzyme Phytase trong hệ tiêu hóa, do đó lượng Phospho thải ra trong môi trường ngoài rất lớn. Vấn đề sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu thức ăn cho thừa và không kiểm soát tốt. Do vậy, phần lớn những trường hợp này tảo lam sẽ phát triển nhanh chóng.
Hình 1: Hình tảo lam trong ao nuôi cá
Tảo lam gây hại như thế nào?
         Như đã nói ở trên, tảo lam là một loài tảo độc và không có bất kỳ lợi ích gì cho cá. Khi tảo nở hoa sẽ hình thành nên một lớp sơn quánh đặc phủ kín mặt ao gây thiếu oxy trong ao (đặc biệt vào ban đêm) làm cho cá nuôi bị ngạt do thiếu oxy.
Ngoài những điều kể trên, tảo lam còn trực tiếp gây bệnh đường ruột trên cá,…. Nguy hiểm hơn, tảo lam còn gây hại cho cả con người. Bằng chứng là khi tiếp xúc với loại tảo này sẽ có thể gây dị ứng da và mắt, nếu ăn phải một lượng nhỏ sẽ gây ngộ độc hệ tiêu hóa, nặng nhất là gây hại đến gan và hệ thần kinh.
Hình 2: Hình tảo lam dày đặc có thể gây chết cá
Cách xử lý tảo lam trong ao nuôi cá
         Để xử lý tảo lam hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau như: cơ học, hóa học và sinh học. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau.
Hạn chế phương pháp hóa học
         Kết quả khi sử dụng biện pháp hóa học là tảo chết ngay hàng loạt gây biến động chất lượng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá. Bên cạnh đó, nếu không được tính toán kỹ lưỡng thì không chỉ tảo bị tiêu diệt mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi, tồn lưu hóa chất, giải phóng độc tố gây hại làm hư hỏng đất nền và diệt luôn cả các loài tảo có lợi. Ngoài ra, phương pháp hóa học luôn làm mất oxy trong ao nuôi, chính vì thế bà con không nên sử dụng phương pháp hóa học.
Khuyến khích phương pháp sinh học
         Phương pháp hóa học gây ra những ảnh hưởng không tốt đến cá trong ao nuôi, do vậy cách xử lý thường được các chuyên gia khuyến khích là sử dụng phương pháp sinh học. Ngoài ra cơ chế hoạt động của phương pháp
 này là dùng TS 01 - Vi sinh xử lý nước ao nuôi  cá để xử lý. Với mật độ lớn vi sinh có lợi sẽ cạnh tranh nguồn thức ăn với tảo xanh, qua đó kiểm soát được sự phát triển của tảo lam cũng như chúng sẽ bị tiêu diệt vì không còn thức ăn.
 
Hình 3: Hình ảnh sản phẩm TS 01
Sử dụng sản phẩm chuyên dùng trong cắt tảo
         Tuy nhiên tảo lam là loài khó xử lý nên dùng riêng vi sinh sẽ cắt hết được tảo lam do đó bà con cần dùng sản phẩm chuyên dùng trong cắt tảo là TS B52 ( hoặc TS 777). Sản phẩm này không có thành phần hóa chất, kháng sinh nên sẽ không ảnh hưởng đến môi trường trong ao.
Cách sử dụng TS B52 ( hoặc TS 777) cắt tảo lam:
  • Ta tiến hành thay nước hoặc xả bớt nước tầng mặt
  • Sau đó dùng TS B52  2 kg/1000m3 nước. Hòa tan TS B52 vào nước, tạt đều dung dịch trên khắp ao rồi cho chạy quạt. Khi đảo đều nước thì cho ngưng quạt. Những chất cặn bã lơ lửng sẽ tấp vào bờ, nên vớt bỏ.
  • Chiều tối dùng vi sinh TS 01 để phân hủy xác tảo. 
Hình 4: Hình ảnh sản phẩm TS B52
         Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về sản phẩm, hãy liên hệ đến Hotline: 1900565681 để được hướng dẫn cụ thể.
         Như vậy, Trường Sinh vừa chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức về tảo lam cũng như biện pháp xử lý tảo lam trong ao nuôi cá. Rất mong bài viết này sẽ mang đến cho người nuôi những kiến thức bổ ích.
Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Tags: