NUÔI TÔM ĐẦU MÙA MƯA-MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI HIỆU QUẢ.

18/06/2019
Từ đầu tháng 6 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh diễn biến phức tạp, liên tục có mưa vừa và mưa to. Sau cơn mưa thời tiết trở nắng nóng đã làm môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong ao nuôi tôm. Hơn 10 ngày qua đã có 1.140 ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tôm bị chết chủ yếu do bệnh đốm trắng, hoại tử gan tuỵ và bệnh trống đường ruột,...
          Đứng trước tình hình này, Trường Sinh đã và đang tích cực đồng hành cùng bà con nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh bằng cách tăng cường hỗ trợ các kỹ thuật viên của Công ty tới trực tiếp thăm ao và tư vấn kỹ thuật cho bà con nơi đây. Theo đúc kết tình hình thực tế, để phần nào khống chế dịch bệnh ở tôm nuôi lây lan trên diện rộng trong gian đoạn khó khăn này, đội ngũ kỹ thuật của Công ty Trường Sinh đã đưa một số biện pháp quản lý môi trường trong đầu mùa mưa như sau:
– Quản lý pH: pH là yếu tố dễ biến động nhất sau những cơn mưa lớn, sự biến động đột ngột của pH có thể làm tôm giảm sức đề kháng. Vì vậy, bà con nên kiểm tra pH cách nhau 2 giờ một lần trong lúc trời mưa và ngay sau khi mưa để điều chỉnh kịp thời. Duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 – 8,5. Nếu pH thấp, bà con sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 liều 10 – 20 kg/1000m3 nước ao. Ngoài ra, để hạn chế phèn trên bờ ao rửa xuống ao khi mưa làm giảm pH và đục nước, bà con nên sử dụng vôi đá sống CaO rải đều trên bờ ao.

Hình 1: Sử dụng vôi để ổn định pH sau mưa.
– Quản lý độ kiềm: mùa mưa là thời điểm độ kiềm trong ao tụt giảm làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, làm tôm chậm lớn, giảm tỷ lệ sống, tôm bị mềm vỏ kéo,… Độ kiềm thích hợp cho tôm sú từ 80 – 120 mg/l và 120 -150 mg/l đối với tôm thẻ. Nếu độ kiềm thấp có thể sử dụng vôi Dolomite liều lượng 20 – 30 kg/1000m3 hoặc sử dụng vôi canxi nếu pH thấp.

Hình 2: Kiểm tra các yếu tố môi trường sau mưa
– Quản lý mực nước: cần duy trì mực nước tối thiểu là 1,3m đối với ao nuôi tôm sú và 1,5m đối với ao nuôi tôm thẻ. Tăng cường quạt nước trong khi mưa lớn hay khi trời nắng gắt sẽ giúp xáo trộn nước tránh hiện tượng phân tầng trong ao.

Hình 3: Tăng cường chạy quạt để cung cấp oxy trong ao.
– Kiểm soát tảo: đối với những ao nuôi 2,5 tháng trở lên, sau khi trời mưa liên tục vài ngày, mật độ tảo thường tăng cao. Chủ yếu là do cho ăn thừa trong những ngày mưa bởi nhiệt độ thấp sẽ làm tôm giảm bắt mồi. Do đó cần giảm khoảng 20 – 30% lượng thức ăn khi trời mưa. Ngoài ra, có thể dùng mật đường hoặc kết hợp với men vi sinh TS 01 liều 2 – 3 kg/1000m3 nước định kỳ 5 – 7 ngày và tăng cường chạy quạt để kích thích vi khuẩn có lợi trong ao phát triển tăng cường phân hủy các chất hữu cơ, hạn chế tảo phát triển quá mức. Sử dụng TS B52 cắt tảo (nếu có).

Hình 4: Quản lý thức ăn trong mùa mưa, hạn chế thức ăn dư thừa
– Hạn chế mầm bệnh trong ao: Sử dụng SDK 2l/1000m3 diệt khuẩn sau khi mưa hoặc trong những trường hợp: màu sắc tôm xấu, tôm đóng rong, đóng nhớt, bị phồng đuôi, mòn đuôi, cụt râu,… Sau 24h sau cấy lại men vi sinh TS 01 để tăng cường vi khuẩn có lợi cho ao.

Hình 5: Sử dụng SDK sau mưa để diệt khuẩn trong ao.
– Quản lý sức khỏe tôm: ngoài việc quan sát phản ứng, màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hàng ngày thông qua kiểm tra sàng ăn, bà con cần chài tôm định kỳ 5 – 7 ngày hoặc sau khi ao nuôi có những diễn biến xấu như chất lượng nước xấu hay mưa kéo dài để kiểm tra sức khỏe tôm…

Hình 6: Kiểm tra sàng ăn của tôm hàng ngày sau mưa
Bên cạnh đó, bà con cần tăng cường sức đề kháng cho tôm trong giai đoạn thời tiết bất lợi bằng cách sử dụng TS 1001, TS 999 để bổ sung chức năng gan tụy và đường ruột cho tôm, tăng cường các chất như: Vitamin C, khoáng, Men tiêu hóa nhằm tăng sức chống chịu cho tôm nuôi.
Lưu ý: Bà con nên ngưng thả tôm giống nuôi trong thời điểm hiện nay, chờ thời tiết mưa đều và môi trường nước ổn định mới thả tôm giống nuôi để tránh thiệt hại, thời điểm tốt nhất để thả tôm giống đó là tháng 8 đến tháng 9/2019.
              Trên đây là một số giải pháp kỹ thuật nhằm quản lý môi trường ao nuôi tôm trong điều kiện thời tiết chuyển vào mùa mưa. Hy vọng với những biện pháp vừa nêu trên kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình nuôi của mình, bà con nuôi tôm Trà Vinh cũng như bà con khu vực miền Tây sẽ có những cách xử lý kịp thời trong thời gian khó khăn của đầu mùa mưa này nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi và sẽ có vụ mùa thành công.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800.56.56.81
 

Tags: