TIẾT LỘ BÍ KÍP XỬ LÝ PHÈN TRONG AO NUÔI TÔM ĐÚNG KỸ THUẬT!

12/11/2019
Từ lâu phèn đã là một nỗi lo của bà con nuôi tôm. Nó gây ra nhiều tác hại như: mềm vỏ, khó lột, tôm chậm lớn, màu sắc kém, giảm khả năng sống sót của tôm, khó gây màu nước.
Tại sao lại nói nước phèn là nỗi lo của người nuôi tôm? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu để biết nước phèn xuất phát từ đâu và nước phèn gây ra những tác hại như thế nào trong ao nuôi tôm.
Nguồn gốc:
Đất nhiễm phèn là loại đất phù sa nơi có nước chứa gốc sunfat (SO42-) nhiều, khi vi sinh vật hoạt động trong điều kiện yếm khí thì gốc sunfat bị khử để tạo ra lưu huỳnh, chất này sẽ kết hợp với nguyên tố sắt có sẵn trong trầm tích để trở thành hợp chất Pyrit sắt (FeS2). Thành phần hợp chất Pyrit sắt rất đa dạng, chủ yếu phụ thuộc thành phần đất phù sa.
Vùng đất phèn khi quan sát có thể dễ dàng nhận ra, vì nền đất thường có màu xám đen, khi phơi khô đất thường có phấn trắng, trong nước ao thường có màu đỏ nhạt (màu của sắt). Thành phần đất phèn ngoài hợp chất Pyrit sắt còn chứa nhiều hợp chất khác như ô xít sắt, nhôm, khí H2S,…
Hình 1: Nền đáy ao nuôi tôm, cá bị nhiễm phèn tiềm tàng

Tác hại của nước phèn tới nuôi tôm:

 – Mềm vỏ, khó lột vỏ: Vùng đất phèn thường có pH thấp, hàm lượng can xi trong nước không cao, ảnh hưởng lớn đến sự tạo vỏ của tôm. Mặt khác, đất phèn còn làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa tôm và môi trường nước, ngăn cản sự thẩm thấu của ion Na+ và K+ từ bên ngoài vào cơ thể tôm, làm tôm khó lột vỏ.
– Tôm chậm lớn, màu sắc kém: pH thấp làm cho ức chế quá trình trao đổi chất , làm tôm chậm lớn, sắc tố kém. Ngoài ra, khi pH thấp còn ảnh  hưởng đến sự hoạt hóa của các enzyme trong cơ thể tôm, làm giảm khả năng tăng trưởng của tôm.
Giảm khả năng sống sót của tôm:  Nước phèn làm giảm khả năng gắn kết giữa ôxy và hợp chất Hb (Hemoglobin) trong máu tôm. Để tồn tại được, tôm phải tăng tần suất hô hấp, dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng, giảm sự sinh trưởng của tôm. Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt khi tôm còn nhỏ.
Hình 2: Tôm trong ao bị nhiễm phèn
Khó gây màu nước: Ao nuôi có lượng pH thấp thì tạo điều kiện cho các ion Al3+, Fe3+ kết hợp với phosphor (lân) tạo thành hợp chất khó tan, hạn chế dinh dưỡng của tảo, dẫn đến khó gây màu nước.
Hình 3: Ao nuôi nhiễm phèn rất khó gây màu
Giải pháp xử lý phèn:
- Không nên phơi khô nền đáy ao quá lâu đối với ao nhiễm phèn tiềm tàng. Các vết nứt trên nền đáy ao tạo điều kiện cho oxy chui vào và oxy hóa pyrit sắt, khi cấp nước vào sẽ giải phóng hợp chất này ra khiến cho việc xử lý trở nên khó hơn. Tốt nhất là nên cải tạo ướt, xổ xả liên tục. Nếu có cày đáy ao thì cày ướt và ngâm nước liền. Nếu phơi nền dáy ao thì chỉ phơi khô đến nứt chân chim.
– Bón vôi đáy ao: nhằm mục đích nâng pH đáy, khử phèn và tạo hệ đệm cho đáy. Nên bón vôi vào buổi chiều mát và cấp nước vào sáng ngày hôm sau, không nên phơi đáy ao quá lâu.
– Bên cạnh đó, một sản phẩm được rất nhiều bà con sử dụng hiệu quả trong việc khử phèn đó là: Đây là sản phẩm của Công ty Trường Sinh với các công dụng chính như: giúp hạ phèn, khử kim loại một cách hiệu quả. Ngoài ra,  còn giúp lắng lọc các chất lơ lửng trong ao nuôi tôm và cắt các dòng tảo độc như: tảo mắt, tảo giáp, tảo lam.
+ Liều dùng: 2 kg/1000m3 nước. 
+ Định kỳ sử dụng  
 liều 1 - 2kg/1.000m3.
Và sau đây Trường Sinh xin chia sẻ một trường hợp thực tế và điển hình: Anh Hiền – 0333157xxx ở Mỹ An, Thạnh Phú, Bến Tre đã sử dụng sản phẩm  khử phèn hiệu quả qua bài viết này nhé: http://truongsinhgialai.com/xu-ly-phen-trong-ao-nuoi-tom-thanh-cong-bang-ts-b52-truong-sinh-.html

Tags: