ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ

10/01/2020
Phân bón hữu cơ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng. Vì tính an toàn khi sử dụng mà loại phân bón này đang được ưu tiên dùng rộng rãi trongsản xuất nông nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ sinh học, đã sản xuất được nhiều loại phân bón hữu cơ khác biệt về nguồn nguyên liệu và cách xử lý. Để phục vụ cho quá trình canh tác được tối ưu nhất bà con trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ về các loại phân bón để có cách sử dụng phù hợp với mục đích trồng trọt. Phân hữu cơ là nguồn gốc từ các loại nguyên liệu hữu cơ và được chia làm các loại như sau.
1. Phân bón hữu cơ truyền thống: phân chuồng, phân xanh, phân rác…
– Nguyên liệu chính: chất thải của vật nuôi, phế phẩm trong nông nghiệp, phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu)…
– Cách xử lý truyền thống: ủ hoai mục
– Vai trò: cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, bổ sung các chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
– Sử dụng: Chủ yếu dùng bón lót khi làm đất hoặc trước khi trồng. Bón theo hàng, theo hốc, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống.
Lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng  của cây trồng nhiều hay ít, loại đất tốt hay đất xấu và chất lượng của phân bón.
Nếu phân bón chất lượng tốt thì bón ít, phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp thì bón nhiều.
Đối với phân chuồng bón từ 0,5-2 tấn/hecta. Đối với phân xanh cày vùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.

2. Phân hữu cơ sinh học
Nguyên liệu công nghiệp, có sự tham gia của một hoặc nhiều vi sinh vật có ích:
– Xử lý: Quy trình lên men công nghiệp
– Vai trò: Tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất phát triển. Cung cấp thêm thức ăn cho các vi sinh vật có trong đất, nên các vi sinh vật này phát triển nhanh và giun đất cũng phát triển mạnh
+ Sử dụng: Sử dụng cho cả bón lót hoặc bón thúc, có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi, bón lót khi làm đất hoặc trước gieo trồng.
Bón thúc theo chiều rộng hoặc vòng quanh tán cây:
Đối với cây lâu năm: đào rãnh để bón hoặc rải đều trên mặt đất
Đối với cây ngắn ngày: thì bón lót là chủ yếu, bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả cao hơn

3. Phân hữu cơ vi sinh
Nguyên liệu công nghiệp, có sự tham gia của một hoặc nhiều vi sinh vật có ích. Các vi sinh vật này có thể còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất
+ Xử lý: quy trình lên men công nghiệp
+ Vai trò: Cải tạo đất
+ Sử dụng: giống phân bón hữu cơ sinh học
4. Phân hữu cơ khoáng
– Nguyên liệu: phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ (thành phần hữu cơ phải đạt 15% trở lên)
– Sử dụng:
+ Dùng để bón thúc là chính.
+ Cách bón tương tự như phân hữu cơ sinh học là bón vòng quanh tán với cây lâu năm, theo hàng theo hốc với cây ngắn ngày.
+ Nhược điểm là bón nhiều không có lợi cho hệ vi sinh vật đất.
Chú ý: 
+ Khi sử dụng các phân hữu cơ sinh học, vi sinh không nên sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón hóa học để phân bón đạt hiệu quả cao,
+ Sau khi bón cần giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.

 
Bảng tổng hợp so sánh những đặc điểm của các loại Phân bón hữu cơ
 
Đặc điểm so sánh Phân hữu cơ truyền thống Phân hữu cơ sinh học Phân hữu cơ vi sinh Phân hữu cơ khoáng
Bản chất Chế phẩm từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống (ủ hoại) Chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích Chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích, có một số vi sinh còn sống Phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ gồm N, P, K
Vai trò Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất Tạo môi trường cho các quy trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi Tạo ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng khó hấp thụ được thành dễ hấp thụ, cải tạo đất, phòng sâu bệnh… Cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng khoáng cao
Các chủng vi sinh Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,… Vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose Các chủng vi sinh cố định đạm, bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
Phương pháp sử dụng Bón lót khi làm đất, trước khi trồng. Bón theo hàng, theo hốc hoặc rải trên mặt đất rồi vùi xuống Phun lên lá hoặc bón gốc. Bón trực tiếp vào đất Trộn vào hạt giống
Hồ rễ cây
Bón trực tiếp vào đất
 Bón thúc là chính. Bón vòng quanh gốc. Bón trực tiếp vào đất
 

Tags: