BỆNH ĐEN MANG TRÊN TÔM THẺ, TÔM SÚ - CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

13/08/2018
Đen mang – là một trong những bệnh thường gặp trên cả tôm thẻ và tôm sú. Trường hợp tôm bị bệnh sẽ gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho bà con nuôi tôm.Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh đen mang trên tôm, cách phòng tránh và điều trị bệnh ra sao? Dưới đây Trường Sinh xin giải đáp những thắc mắc của bà con về bệnh đen mang cũng như đưa ra hướng phòng, điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
Đen mang – là một trong những bệnh thường gặp trên cả tôm thẻ và tôm sú. Trường hợp tôm bị bệnh sẽ gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho bà con nuôi tôm.
Khi tôm bị bệnh đen mang sẽ làm mất đi khả năng trao đổi oxy, bài tiết khí độc làm tôm chậm hoặc bỏ ăn, dẫn đến tôm chậm lớn suy yếu dần, nguy hiểm hơn có thể gây chết hàng loạt chỉ trong ít ngày sau khi phát hiện bệnh.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh đen mang trên tôm, cách phòng tránh và điều trị bệnh ra sao? Dưới đây Trường Sinh xin giải đáp những thắc mắc của bà con về bệnh đen mang cũng như đưa ra hướng phòng, điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.
1. Biểu hiện bệnh:
- Mang tôm và các vùng mô nối mang chuyển màu nâu đen hoặc đen.
- Tôm nổi đầu, tấp mé, bơi lờ đờ trên mặt nước do thiếu oxy..
- Tôm còi cọc, chậm lớn, rất dễ chết khi có thêm 1 tác nhân khác tác động.
- Nếu bệnh đen mang do nhiễm khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng: mang tôm sẽ bị phá hủy nặng nề.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh:
 
Tôm bị bệnh đen mang (hình ảnh minh họa)
- Thả nuôi với mật độ dày, dư thừa thức ăn, xác tảo tàn...tích tụ dần dưới đáy ao tạo ra một lượng lớn bùn bã hữu cơ có thể bám vào mang tôm trong quá trình di chuyển và hô hấp của tôm.
- Tôm bị đóng rong, các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm bám vào mang tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ dể dàng xâm nhập vào làm mang tôm chuyển màu đen.
- Tôm bị nhiễm nấm như: Fusarium solani, Aspergillus,…
- Ao nuôi có nồng độ pH thấp, có nhiều ion kim loại nặng (sắt, nhôm), muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó dịch chuyển sang màu đen.
3. Phòng bệnh:
- Chọn con giống có chất lượng tốt.
- Quản lý tốt khẩu phần ăn hằng ngày, tránh dư thừa thức ăn, kết hợp trộn Vitamin C, Khoáng đa vi lượng Trường Sinh, Men tiêu hóa Trường Sinh vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
- Dọn ao kỹ trước khi thả tôm, trong thời gian thả định kì xiphong đáy ao (nếu có), sử dụng SDK diệt khuẩn định kì để hạn chế vi khuẩn có hại, nấm, kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể tôm, đồng thời cấy Men vi sinh TS 01 thường xuyên để tạo hệ vi sinh vật có lợi trong ao, xử lí bùn bã hữu cơ tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển khỏe mạnh.
- Theo dõi định kỳ mật độ tảo, khí độc, màu nước trong ao nuôi để kịp thời xử lý, tránh tảo tàn đồng loạt, đảm bảo màu nước và độ pH trong ao luôn ở mức ổn định.
- Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng Oxy nhằm phân hủy mùn bã hữu cơ và chất độc.
4. Trị Bệnh:
- Khi phát hiện tôm bị đen mang cần xác định được nguyên nhân dẫn đến bệnh là do môi trường hay do bị nhiễm khuẩn, nấm..
+ Nếu đen mang do môi trường ao nuôi: cần sử dụng TS B52 lắng lọc các các hữu cơ lơ lửng, kim loại nặng…sau đó dùng chế phẩm men vi sinh TS 01 xử lí đáy ao. Tiến hành xiphong đáy, thay nước đáy (nếu được).
+ Nếu đen mang do nhiễm khuẩn: cần sử dụng ngay SDK liều dùng 2-3 lít/1000m3 nước tại đều khắp ao sau 12-24 tiếng cấy lại Men vi sinh TS 01.
- Đồng thời bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất cũng như thuốc bổ trợ gan vào các cữ ăn trong ngày nhằm giúp tôm phát triển tốt và hạn chế chức năng gan suy yếu. Tăng cường Oxy trong ao.
' >SDK(3).jpg" style="width: 200px; height: 329px;" />  
Một số sản phẩm của Truong Sinh Group
Hy vọng những kiến thức phòng và trị “Bệnh đen mang cho tôm thẻ, tôm sú” trên đây sẽ giúp quý bà con chủ động hơn trong công tác phòng ngừa dịch bệnh, cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho vụ nuôi của mình.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.56.56.81 để được hỗ trợ một cách tốt nhất!

Tags: