NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHO ĐẤT TRỒNG BỊ THOÁI HÓA VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

11/02/2020
Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay tình trạng cây trồng còi cọc, phát triển chậm hay thậm chí đất bị bỏ hoang do bạc màu, thoái hóa diễn ra rất nhiều, đó cũng là lí do vì sao mà tình trạng hoang mạc hóa ngày một tăng.

 


I, Nguyên nhân đất trồng bị thoái hóa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đất bị bạc màu, thoái hóa nhưng phần lớn nguyên nhân chính khiến đất trồng bị thoái hóa chính là do con người tác động vào, dưới đây là 7 nguyên nhân chính do con người gây ra khiến đất trồng bị thoái hóa.
1.Trồng độc canh
Việc trồng độc canh khá là phổ biến trong canh tác hiện nay, khi một cây trồng có giá thì bắt đầu người dân ô ạt thay nhau trồng, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc (đất chua, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bấp bênh. Trồng độc canh rất dễ thấy ở những vùng chuyên trồng cây công nghiệp.
2. Lạm dụng phân bón hóa học
Đây là nguyên nhân gây thoái hóa đất phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên. Khi bón các loại phân chuồng, phân hữu cơ phải mất một thời gian thì mới có tác dụng, trong khi sử dụng phân hóa học vừa nhanh lại vừa rẻ, đa phần vì muốn cây nhanh phát triển và cho năng suất cao, mà người trồng không ngần ngại việc sử dụng lượng lớn phân hóa học bón cho cây. Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, lúc này đất bị tồn dư chất hóa học cây trồng chưa hấp thu kịp, lượng chất dư thừa làm cho đất bị acid hóa, dẫn đến tình trạng đất bị chua, đất trồng bị ngộ độc dẫn đến tình trạng cây trồng phát triển còi cọc, năng suất kém.
3. Sử dụng thuốc BVTV quá nhiều
Để đáp nhu cầu, con người cần ngày càng thâm canh nên ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng.Để bảo vệ thành quả của mình, người dân đã sử dụng các loại thuốc BVTV với số lượng, chủng loại ngày càng gia tăng. Thực trạng ô nhiễm môi truờng đất nông nghiệp thường sảy ra ở những vùng chuyên canh, khi chuyên canh một loại cây trồng dịch hại rất dễ lây lan với tốc độ nhanh chóng, chính vì thế mà việc sử dụng đến thuốc BVTV là điều tiết yếu để dập tắt dịch hại.
4. Chặt đốt rừng làm nương rẫy
Tình trạng chặt phá rừng diễn ra ồ ạt để lấy đất canh tác, dễ thấy ở những vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số.Trong quá trình canh tác lại không có các biện pháp chống rửa trôi, xói mòn vào mùa mưa, giữ ẩm cho mùa khô hay thậm chí không bón phân hữu cơ cho đất.Điều này dẫn đến tình trạng sau khoảng vài năm canh tác đất trồng bị thiếu dinh dưỡng, tầng canh tác mỏng.thiếu nước tưới, đất không còn khả năng để canh tác nữa thì liền bị bỏ hoang.
5. Đất nhiễm kim loại nặng do rác thải của con người:
Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc gia.
6. Đất bị nhiễm mặn do việc sử dụng phân bón không đúng cách
Tại một số vùng trồng rau, hiện nay vẫn còn có tập quán sử dụng phân cá chưa qua xử lý.Kết quả làm cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi bón phân cá vào đất, do trong phân có chứa các hàm lượng Nitrat tích lũy cao gây thay đổi tính chất vật lý của đất, phá hủy cấu trúc làm đất bị chai cứng, bí chặt, không thoát nước người dân phải thay đất sau một thời gian canh tác.
7. Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùng
Hiện nay, do canh tác độc canh, sử dụng nhiều sản phẩm hóa học nên quần thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Nhiều loài vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt. Hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng.Nhiều chân đất bị ô nhiễm các nguồn bệnh trong đất, làm cho đất mất khả năng sản xuất.
II, Giải pháp khắc phục
1. Bảo vệ và trồng rừng
Đẩy mạnh trồng rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên.Cần quản lý nguồn nước, điều tiết nguồn nước tưới một cách hợp lý, tăng mật độ cây xanh, trồng rừng và bảo vệ rừng để làm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn. Ngăn chặn các hoạt động khai thác rừng bừa bãi và các hoạt động đốt rừng thông qua việc kiểm soát các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy.

2. Tưới tiêu hợp lý
Nhằm bảo vệ nguồn nước và điều tiết nguồn nước tập trung, dự trữ nước cho mùa khô hạn và hạn chế được hiện tượng lũ lụt nên xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa.
Kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng. Nhìn chung, do đặc tính vật lý của các loại đất này phần lớn là kém, khả năng giữ nước giữ  ẩm kém, nên cần áp dụng các kỹ thuật tưới đảm bảo đưa lượng nước cho đất. Mặc khác, tránh tạo dòng chảy trên bề mặt.Như vậy, vừa sử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa giữ ẩm cho đất, tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như xói mòn và rửa trôi đất khi tưới.
3. Luân canh cây trồng
Luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích đất trồng nhằm hạn chế việc cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất. Bằng việc trồng luân canh với các loại cây có khả năng cung cấp lại dinh dưỡng cho đất sẽ giúp bảo vệ đất trồng khỏi bị thoái hóa và bổ sung lại các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do cây trồng hấp thu qua quá trình canh tác.
4. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất
Ngày nay đất trồng đang dần bị thoái hóa và mất dần đi cấu trúc cũng như chất mùn trong đất. Bón phân hữu cơ giúp cung cấp dinh dưỡng lại cho đất đồng thời cải thiện cấu trúc đất, làm cho môi trường đất trở nên khỏe mạnh, giúp bổ sung các vi sinh vật cho đất làm cho cây trồng có thể phát triển tốt. Một số Phân bón hữu cơ sinh học thường được ứng dụng trong công tác cải tạo dất như: Phân bón HCSH Trường Sinh N-P-K, HCSH Trường Sinh N-P-K-Si…..

Hiện nay, đất trồng đang dần bị thoái hóa, hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa.Trước tình hình đó chúng ta cần đưa ra và thực hiện những giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện lại môi trường đất.Tục ngữ Việt Nam có câu: “Tấc đấc, tấc vàng”. Việc sử dụng đúngcách đất đai là bảo vệ một tài nguyên có giá trị đến muôn đời.Vậy nên, để “hồi sinh” cho những vùng đất bị thoái hóa mỗi người cần hành động ngay bằng những việc làm thiết thực.Bên cạnh đó, chúng ta cần nêu cao tinh thần cũng như ý thức của bà con trong việc bảo vệ tài nguyên đất hạn chế những hành động xấu tác động làm ảnh hưởng đến môi trường, nhằm bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ tài nguyên mang giá trị bền vững.

Tags: