Quản lý Môi trường ao nuôi tôm:
1. Nhiệt độ
Ban đêm thường nhiệt độ nước ao thấp hơn ban ngày. Do nhiệt được giải phóng chậm từ bề mặt nước ao tạo phân tầng nhiệt độ cản trở sự hòa trộn ôxy trong nước. Nhiệt độ thấp làm H2S độc hơn với tôm.
Khi nhiệt độ giảm, tôm yếu có xu thế chuyển vào vùng bùn, tiếp xúc với khí độc và vi khuẩn gây bệnh. Tôm phản ứng với nhiệt độ thấp sẽ hoạt động ít hơn. Khi nhiệt độ giảm 1oC trao đổi chất của tôm sẽ giảm khoảng 10%.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, người nuôi phải chạy sục khí để ngăn sự phân tầng nhiệt trong ao và giữ đáy ao sạch có ít chất hữu cơ bằng chế độ cho ăn hợp lý. Tránh cho tôm ăn ban đêm vì tôm sử dụng thức ăn không tốt khi nhiệt độ thấp.
2. pH
pH trong ao thay đổi do 2 nguồn: ion trong nước và hoạt động của thực vật phù du (TVPD). Ban đêm hoạt động của thự vật phù du (TVPD) thấp làm giảm pH. Tôm sẽ sớm lột xác khi pH đạt 8,3 hoặc thấp hơn.
pH thấp làm tăng tính độc của H2S. Nếu giữa ban ngày và ban đêm pH chênh nhau 1,0 sẽ tăng stress lên tôm, làm tôm yếu.
Để ổn định pH trong ao nuôi, Alkalinity cần đạt từ 100 ppm. Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra Alkalinity, ít nhất cứ 3 - 4 ngày 1 lần. Để nâng Alkalinity, ban đêm khi tôm không lột xác nên bổ sung vôi.
1. Nhiệt độ
Ban đêm thường nhiệt độ nước ao thấp hơn ban ngày. Do nhiệt được giải phóng chậm từ bề mặt nước ao tạo phân tầng nhiệt độ cản trở sự hòa trộn ôxy trong nước. Nhiệt độ thấp làm H2S độc hơn với tôm.
Khi nhiệt độ giảm, tôm yếu có xu thế chuyển vào vùng bùn, tiếp xúc với khí độc và vi khuẩn gây bệnh. Tôm phản ứng với nhiệt độ thấp sẽ hoạt động ít hơn. Khi nhiệt độ giảm 1oC trao đổi chất của tôm sẽ giảm khoảng 10%.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ, người nuôi phải chạy sục khí để ngăn sự phân tầng nhiệt trong ao và giữ đáy ao sạch có ít chất hữu cơ bằng chế độ cho ăn hợp lý. Tránh cho tôm ăn ban đêm vì tôm sử dụng thức ăn không tốt khi nhiệt độ thấp.
2. pH
pH trong ao thay đổi do 2 nguồn: ion trong nước và hoạt động của thực vật phù du (TVPD). Ban đêm hoạt động của thự vật phù du (TVPD) thấp làm giảm pH. Tôm sẽ sớm lột xác khi pH đạt 8,3 hoặc thấp hơn.
pH thấp làm tăng tính độc của H2S. Nếu giữa ban ngày và ban đêm pH chênh nhau 1,0 sẽ tăng stress lên tôm, làm tôm yếu.
Để ổn định pH trong ao nuôi, Alkalinity cần đạt từ 100 ppm. Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra Alkalinity, ít nhất cứ 3 - 4 ngày 1 lần. Để nâng Alkalinity, ban đêm khi tôm không lột xác nên bổ sung vôi.
3. Ô-xy hòa tan
Ban đêm hoạt động quang hợp ngừng, thiếu ô-xy dễ xảy ra. Sục khí để duy trì ô-xy là cần thiết, không được dừng sục khí dù chỉ 1 phút. Hàm lượng ô-xy hòa tan trong ao tối ưu là 4 ppm lúc 4 giờ sáng và đo cách đáy 30 cm, cách bờ 3 m. Thiếu ô-xy làm H2S độc hơn, các khí độc khác được giải phóng, vi khuẩn gây bệnh phát triển, tôm sau lột xác chết, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
Thường trong ao ô-xy tạo từ 2 nguồn: sục khí và quang hợp. Ô-xy sẽ cao vào ban ngày và giảm dần vào ban đêm và thấp nhất vào nửa đêm. Ô-xy sẽ thấp đến sau khi mặt trời mọc khoảng 1 giờ khi hoạt động quang hợp của TVPD trở lại.
Khi ôxy ban đêm giảm, tôm sẽ giảm hoạt động, phần lớn tôm sẽ nằm đáy và những tôm cần oxy cao hơn thường cố gắng bò dọc bờ ao. Khi ô-xy đủ ban đêm phần lớn tôm sẽ bơi khắp trong ao. Cần kiểm tra ô-xy lúc 4 giờ sáng và sẵn sàng bổ sung ô-xy khi cần thiết. Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra và duy trì ô-xy hòa tan tối ưu trong ao. Người nuôi có thể khái tính cứ 400 kg tôm trong ao nuôi cần 1 sức ngựa sục khí. Khối lượng tôm trong ao có thể tính dựa trên mật độ thả, tỷ lệ sống, trọng lượng tôm và % thức ăn tiêu tốn mỗi ngày.
4. H2S
H2S chỉ ở nồng độ 0,02ppm là độc với tôm và nhiều động vật thủy sinh khác. Đấy cũng là nồng độ thấp nhất mà người nuôi đã ngửi thấy mùi H2S. Trong khí đó NH3, NO2 chỉ gây độc khi ở nồng độ cao hơn 100 và 1000 lần. H2S hiện diện khi có vật chất hữu cơ và nước ao thiếu ô-xy. H2S gây thiệt hại cho người nuôi cá, nuôi tôm nhiều hơn các tác nhân khác gây ra.
H2S gây độc khi nhiệt độ thấp, pH thấp và ô-xy thấp. Do vậy ban đêm H2S tăng cao gây độc cho tôm. Ảnh hưởng nhẹ của H2S làm tôm yếu, dễ nhiễm bệnh, khi H2S ảnh hưởng nặng dẫn đến tôm chết đột ngột. Khi có các điều kiện bất lợi khác như mưa nhiều, gió mạnh, thiếu sục khí, khi lột xác và sinh vật phù du tàn thì sáng hôm sau người nuôi sẽ thấy tỷ lệ tôm chết cao.
Để đối phó với khí độc, cần duy trì pH ổn định, khoảng 7,8 - 8,1. Không được cao hơn vì tôm sẽ bị độc do NH3 Cần luôn luôn duy trì ô-xy tối ưu, xử lý bùn đáy tốt. Một số người nuôi dùng vi sinh kiểm soát H2S. Ao với H2S cao làm tôm hoạt động yếu, ban đêm quan trắc ao nuôi rất quan trọng.
5. Thực vật phù du (TVPD)
Ban đêm không quang hợp, pH sẽ giảm, tôm giảm hấp thụ khoáng chất so với ban ngày. Khi lột xác tôm hấp thu nhiều khoáng chất. Khi khoáng chất trong ao thấp, TVPD không đủ khoáng chất cho hoạt động, tôm sẽ chết vào sáng hôm sau và khi kiểm tra pH sẽ thấy pH thấp hơn hôm trước 0,3 - 0,5. Khi đó có thể dự đoán trong vòng 2 ngày tới sẽ xảy ra tàn lụi TVPD.
Trong trường hợp cần bổ sung khoáng chất cho tôm, bổ sung vào ban đêm. Bổ sung khoáng chất cho TVPD nên bổ sung vào buổi sáng. TVPD tàn là thảm họa. Khi TVPD tàn. pH và oxy hòa tan sẽ giảm đột ngột, chất hữu cơ trong ao sẽ tăng, các vi sinh vật gây bệnh sẽ bùng phát, khối lượng lớn khí độc sẽ giải phóng. Các thay đổi sẽ gây hại đến tôm nuôi.
Để ngăn ngừa sự tàn của TVPD, cần duy trì tỷ lệ khoáng hợp lý trong ao. Cần kiểm tra thường xuyên các chất khoáng Canxi, Magie, Phosphat. Kiểm soát và bổ sung khoáng chất sẽ giúp duy trì ổn định TVPD. Các vi sinh vật có lợi chuyển hóa vật chất hữu cơ thành các chất vô cơ cung cấp đủ khoáng và dinh dưỡng ổn định TVPD. Hành động nhanh, kịp thời khi có dấu hiệu tàn của TVPD là rất quan trọng, đặc biệt sau các trận mưa lớn.
6. Chăm sóc đối tượng nuôi (Tôm nuôi):
Tính lượng thức ăn hằng ngày, tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí, dưa thừa thức ăn làm lượng chất hữu cơ trong ao phát sinh nhiều dẫn đến sự xuất hiện của các loại khí độc như NH3, NO2, H2S.
Trong quá trình nuôi, cần tăng cường bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin C, Vitamin tổng hợp để tăng cường sức đề kháng giúp tôm nhanh lớn hơn. (bạn có thể tham khảo các loại Khoáng đa vi lượng Trường Sinh, khoáng tạt gold max, Vitamin C, Vitamin C-TAT..)
Ban đêm hoạt động quang hợp ngừng, thiếu ô-xy dễ xảy ra. Sục khí để duy trì ô-xy là cần thiết, không được dừng sục khí dù chỉ 1 phút. Hàm lượng ô-xy hòa tan trong ao tối ưu là 4 ppm lúc 4 giờ sáng và đo cách đáy 30 cm, cách bờ 3 m. Thiếu ô-xy làm H2S độc hơn, các khí độc khác được giải phóng, vi khuẩn gây bệnh phát triển, tôm sau lột xác chết, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
Thường trong ao ô-xy tạo từ 2 nguồn: sục khí và quang hợp. Ô-xy sẽ cao vào ban ngày và giảm dần vào ban đêm và thấp nhất vào nửa đêm. Ô-xy sẽ thấp đến sau khi mặt trời mọc khoảng 1 giờ khi hoạt động quang hợp của TVPD trở lại.
Khi ôxy ban đêm giảm, tôm sẽ giảm hoạt động, phần lớn tôm sẽ nằm đáy và những tôm cần oxy cao hơn thường cố gắng bò dọc bờ ao. Khi ô-xy đủ ban đêm phần lớn tôm sẽ bơi khắp trong ao. Cần kiểm tra ô-xy lúc 4 giờ sáng và sẵn sàng bổ sung ô-xy khi cần thiết. Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra và duy trì ô-xy hòa tan tối ưu trong ao. Người nuôi có thể khái tính cứ 400 kg tôm trong ao nuôi cần 1 sức ngựa sục khí. Khối lượng tôm trong ao có thể tính dựa trên mật độ thả, tỷ lệ sống, trọng lượng tôm và % thức ăn tiêu tốn mỗi ngày.
4. H2S
H2S chỉ ở nồng độ 0,02ppm là độc với tôm và nhiều động vật thủy sinh khác. Đấy cũng là nồng độ thấp nhất mà người nuôi đã ngửi thấy mùi H2S. Trong khí đó NH3, NO2 chỉ gây độc khi ở nồng độ cao hơn 100 và 1000 lần. H2S hiện diện khi có vật chất hữu cơ và nước ao thiếu ô-xy. H2S gây thiệt hại cho người nuôi cá, nuôi tôm nhiều hơn các tác nhân khác gây ra.
H2S gây độc khi nhiệt độ thấp, pH thấp và ô-xy thấp. Do vậy ban đêm H2S tăng cao gây độc cho tôm. Ảnh hưởng nhẹ của H2S làm tôm yếu, dễ nhiễm bệnh, khi H2S ảnh hưởng nặng dẫn đến tôm chết đột ngột. Khi có các điều kiện bất lợi khác như mưa nhiều, gió mạnh, thiếu sục khí, khi lột xác và sinh vật phù du tàn thì sáng hôm sau người nuôi sẽ thấy tỷ lệ tôm chết cao.
Để đối phó với khí độc, cần duy trì pH ổn định, khoảng 7,8 - 8,1. Không được cao hơn vì tôm sẽ bị độc do NH3 Cần luôn luôn duy trì ô-xy tối ưu, xử lý bùn đáy tốt. Một số người nuôi dùng vi sinh kiểm soát H2S. Ao với H2S cao làm tôm hoạt động yếu, ban đêm quan trắc ao nuôi rất quan trọng.
5. Thực vật phù du (TVPD)
Ban đêm không quang hợp, pH sẽ giảm, tôm giảm hấp thụ khoáng chất so với ban ngày. Khi lột xác tôm hấp thu nhiều khoáng chất. Khi khoáng chất trong ao thấp, TVPD không đủ khoáng chất cho hoạt động, tôm sẽ chết vào sáng hôm sau và khi kiểm tra pH sẽ thấy pH thấp hơn hôm trước 0,3 - 0,5. Khi đó có thể dự đoán trong vòng 2 ngày tới sẽ xảy ra tàn lụi TVPD.
Trong trường hợp cần bổ sung khoáng chất cho tôm, bổ sung vào ban đêm. Bổ sung khoáng chất cho TVPD nên bổ sung vào buổi sáng. TVPD tàn là thảm họa. Khi TVPD tàn. pH và oxy hòa tan sẽ giảm đột ngột, chất hữu cơ trong ao sẽ tăng, các vi sinh vật gây bệnh sẽ bùng phát, khối lượng lớn khí độc sẽ giải phóng. Các thay đổi sẽ gây hại đến tôm nuôi.
Để ngăn ngừa sự tàn của TVPD, cần duy trì tỷ lệ khoáng hợp lý trong ao. Cần kiểm tra thường xuyên các chất khoáng Canxi, Magie, Phosphat. Kiểm soát và bổ sung khoáng chất sẽ giúp duy trì ổn định TVPD. Các vi sinh vật có lợi chuyển hóa vật chất hữu cơ thành các chất vô cơ cung cấp đủ khoáng và dinh dưỡng ổn định TVPD. Hành động nhanh, kịp thời khi có dấu hiệu tàn của TVPD là rất quan trọng, đặc biệt sau các trận mưa lớn.
6. Chăm sóc đối tượng nuôi (Tôm nuôi):
Tính lượng thức ăn hằng ngày, tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí, dưa thừa thức ăn làm lượng chất hữu cơ trong ao phát sinh nhiều dẫn đến sự xuất hiện của các loại khí độc như NH3, NO2, H2S.
Trong quá trình nuôi, cần tăng cường bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin C, Vitamin tổng hợp để tăng cường sức đề kháng giúp tôm nhanh lớn hơn. (bạn có thể tham khảo các loại Khoáng đa vi lượng Trường Sinh, khoáng tạt gold max, Vitamin C, Vitamin C-TAT..)
Một số sản phẩm thuốc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho tôm trong giai đoạn giao mùa
Không nên sử dụng các loại kháng sinh trong việc phòng bệnh cho tôm, đặc biệt là các loại kháng sinh nằm trong danh mục cấm lưu hành của bộ NN&PTNN quy định.
Nuôi tôm theo hướng bền vững, nói không với hóa chất kháng sinh đã và đang được áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là việc ứng dụng các sản phẩm thảo dược vào việc phòng và điều trị bệnh cho tôm.
Bà con nên sử dụng các dòng thuốc thảo dược như: TS 1001, TS 1002, TR 555… để phòng bệnh gan cho tôm TS 999, Lenmetesonre, Septomine…phòng bệnh đường ruột cho tôm.
Trong quá trình nuôi, việc phòng bệnh cho tôm là biện pháp tốt nhất, bởi khi tôm đã nhiễm bệnh, việc điều trị cho tôm rất khó khăn, gây tốn kém chi phí, làm giảm năng suất vụ nuôi. Vì vậy người nuôi cần phải thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho tôm.
Nuôi tôm theo hướng bền vững, nói không với hóa chất kháng sinh đã và đang được áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là việc ứng dụng các sản phẩm thảo dược vào việc phòng và điều trị bệnh cho tôm.
Bà con nên sử dụng các dòng thuốc thảo dược như: TS 1001, TS 1002, TR 555… để phòng bệnh gan cho tôm TS 999, Lenmetesonre, Septomine…phòng bệnh đường ruột cho tôm.
Trong quá trình nuôi, việc phòng bệnh cho tôm là biện pháp tốt nhất, bởi khi tôm đã nhiễm bệnh, việc điều trị cho tôm rất khó khăn, gây tốn kém chi phí, làm giảm năng suất vụ nuôi. Vì vậy người nuôi cần phải thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho tôm.
Với mọi thắc mắc liên quan đến Kĩ thuật nuôi trồng, bà con vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.56.56.81 để được hỗ trợ tư vấn!
Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!