Về chủ quan là bà con nông dân còn canh tác theo cảm tính, xem trọng kinh nghiệm cá nhân, chưa xây dựng nên những quy trình nuôi khoa học. Trong khi đó, nuôi tôm là lĩnh vực tương đối khó, đòi hỏi kỹ thuật và kiến thức bài bản. Nhiều sai lầm phổ biến trong thói quen canh tác của bà con dễ dẫn đến tôm chết, thất mùa như: nuôi tôm với mật độ quá cao, xả thải không hợp lý và lạm dụng nhiều hóa chất kháng sinh...
Một vấn đề quan trọng khác, trong suốt quá trình nuôi tôm, phần lớn nông dân đều chưa quan tâm đến vấn đề phòng bệnh cho tôm. Mặc dù trong nuôi tôm, phòng bệnh là chính, vì tôm khi bị bệnh rất khó trị và gây nhiều tốn kém. Bằng chứng là chi phí đầu tư cho việc “cứu tôm” còn cao hơn tiền lãi thu được từ thu hoạch tôm. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nuôi tôm bị thua lỗ do chi phí đầu tư cho sản xuất tăng cao. Thêm vào đó, cách đều trị bệnh cho tôm lâu nay mới tập trung ở “phần ngọn”, trong khi muốn tôm hết bệnh phải ngừa “từ gốc” bằng quy trình nuôi tôm an toàn, bền vững… Đó là việc bổ sung thường xuyên các chế phẩm sinh học, vi sinh sống, sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược vào ao nuôi và thức ăn. Từ đó giúp tôm hấp thu thức ăn triệt để, giảm lượng xả thải ra môi trường nước. Cũng như giúp cho nền đáy và môi trường nước trong ao luôn ổn định. Đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cho tôm giúp tôm chống chịu được với dịch bệnh tạo thuận lợi cho tôm phát triển, ít mắc bệnh và tránh được tốn kém tiền trị bệnh cho tôm.
Bên cạnh đó việc lạm dụng kháng sinh chữa bệnh cho tôm vẫn còn nhiều bất cập: hễ thấy tôm bệnh là nông dân “đổ” kháng sinh mà không quan tâm đến các thành phần, tác dụng của thuốc họ đang dùng để chữa trị bệnh cho tôm. Đó là chưa nói đến việc lựa chọn kháng sinh đôi khi chỉ dựa vào kinh nghiệm, truyền miệng cho nhau hoặc "phó thác" vào những lời tư vấn của các tư vấn viên đến từ các hãng thuốc thú y thủy sản. Thậm chí có khi bà con ra tiệm thuốc tây mua thuốc trị bệnh cho người để tự chữa bệnh cho tôm. Dẫn đến tình trạng ao nuôi có dư lượng hóa chất kháng sinh gây thoái hóa môi trường ao nuôi, cũng như gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là “kháng kháng sinh” khiến tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh,…
Để khắc phục vấn nạn này và từng bước hướng nông dân xây dựng nên các mô hình sản xuất hiệu quả, thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm tôm sạch thì sử dụng chế phẩm sinh học và sản phẩm có thành phần thảo dược chính là “chìa khóa” để tháo gỡ tất cả những khó khăn đặt ra trong nuôi tôm sạch lâu nay. Hiện nay, có nhiều phương pháp thay thế kháng sinh, hoặc ít nhất là giúp giảm thiểu lượng kháng sinh sử dụng. Cụ thể như diệt khuẩn SDK là loại diễn khuẩn hữu hiệu hoàn toàn có thể thay thế cho diệt khuẩn bằng hóa chất. Bên cạnh đó, các sản phẩm thảo dược TS 1001, Lâm Sinh Thảo, TS 999,…có tác dụng tăng cường chức năng gan tụy, giúp tôm tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, giúp tôm khỏe mạnh và phòng bệnh ngay từ ban đầu mà không cần phải sử dụng kháng sinh.
Các sản phẩm của Công ty Trường Sinh luôn đáp ứng tiêu chí: không gây hại cho môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mục tiêu của chúng tôi không đơn thuần là bán hàng, mà muốn cung cấp cho cộng đồng, trực tiếp là bà con nông dân những sản phẩm thân thiện với môi trường, nhằm tạo ra sản phẩm sạch và góp phần trong việc tôn vinh thương hiệu cho con tôm Việt Nam.