BÀN VỀ: Hội chứng đường ruột cấp trên tôm thẻ chân trắng

14/01/2019
Trong thời gian gần đây, tình trạng nguồn nước ao nuôi tôm ngày càng ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo chất lượng,… tạo ra các độc tố như: tảo độc, khí độc, vi khuẩn,.. là những nguyên nhân khiến tôm bị ngộ độc đường ruột gây ra hội chứng đường ruột cấp trên tôm. Nếu không có biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh sẽ càng trở nên khó kiểm soát, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy sản của bà con.
Tìm hiểu khái quát về Hội chứng đường ruột cấp trên tôm thẻ chân trắng
        Đường ruột tôm thẻ chân trắng là một trong những bộ phận quan trọng nhất, chúng có cấu tạo đơn giản nhưng rất dễ mẫn cảm với mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt là Hội chứng đường ruột cấp trên tôm. Nó được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
  • Thức ăn: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc, chứa độc tố,…khi cho tôm ăn phải các loại thức ăn này sẽ bị bệnh đường ruột.
  • Môi trường: ao nuôi bị ô nhiễm sinh ra khí độc, tạo điều kiện cho các vi khuẩn nhóm Vibrio phát triến, phân tán và xâm nhập vào đường ruột, làm xuất hiện các đốm trắng hay vàng nhạt trên thành ruột dẫn đến hội chứng đường ruột cấp ở tôm.
  • Ngoài ra, khi tôm ăn phải các loại tảo độc sẽ làm ruột không hấp thu được thức ăn, dẫn đến tôm bị bệnh.



Hình ảnh 1 số loại tảo độc trong ao nuôi tôm.
Cụ thể các biểu hiện của Hội chứng đường ruột cấp ở tôm thẻ
 Hội chứng đường ruột cấp trên tôm thẻ chân trắng với các biểu hiện mà mắt thường có thể quan sát được:
- Tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp bờ, đường ruột bị loãng và đứt quãng.
- Tôm rất sợ tiếng động và ánh sáng.
- Nếu bị nhẹ hơn thì tôm bị mũ cuối đuôi và có đốm trắng, xuất huyết đường ruột.
- Nếu khi tôm bị nhiễm bệnh mà nông dân tiếp tục cho ăn nhiều thì tôm sẽ chết ngày càng nhiều. Khi tôm bị nhiễm bệnh chỉ cần sau 2 – 3 ngày là tôm chết.

Hình ảnh tôm bị Hội chứng đường ruột cấp tính
Phòng và điều trị bệnh đường ruột tôm thẻ chân trắng
1. Phòng bệnh: Bà con nên thực hiện nuôi tôm an toàn và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây: - Lựa chọn những loại thức ăn chuyên dụng cho tôm, nên để ý đến chất lượng, độ dinh dưỡng và hạn sử dụng. Mặt khác, tùy vào từng giai đoạn nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa.
- Ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại như việc kết hợp sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phân hủy các loại hữu cơ và thức ăn dư thừa trong ao. Bà con có thể tham khảo chế phẩm tự nhiên để phân hủy thức ăn thừa trong ao nuôi.
- Trong trường hợp nước ao ô nhiễm, nên thay dần bằng loại nước đã qua xử lý (1 lần thay không quá 20% nước ao để tôm có thời gian thích nghi dần).
- Khi thấy tôm có các biểu hiện của bệnh thì giảm thức ăn còn 70%, dùng SDK để diệt khuẩn, diệt mầm bệnh trong ao nuôi.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C và các khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm.
- Cắt tảo định kỳ hoặc khi ao xuất hiện tảo độc bằng TS B52 liều 2 kg/1000 m3 nước.
- Thường xuyên dùng dòng thảo dược LENMETESONRE cho ăn định kỳ sẽ ngăn chặn được tôm bị bệnh hội chứng đường ruột cấp, chết sớm, vượt qua các bệnh nhiễm virus. Dùng định kỳ 5 - 7 ngày/1 lần (2 cữ ăn trong ngày), liều dùng: 25ml/1kg thức ăn, trộn đều để khoảng 30 phút cho tôm ăn.

Hình ảnh sản phẩm TS B52
2. Điều trị bệnh        
        Khi phát hiện tôm có bệnh đường ruột trống loãng, đứt khúc chúng ta xử lý như sau: Đánh siêu tốc LENMETESONRE xuống ao với liều lượng 2lít/1000m3 nước và SDK 2 lít/1000m3 nước, cắt cữ 1 ngày không cho tôm ăn.
        Hôm sau dùng siêu tốc LENMETESONRE trộn cho tôm ăn liều dùng 50ml/1kg thức ăn, cho ăn 3 cữ/ngày và liên tục trong vòng 3 ngày. Nên giảm thức ăn vì bệnh này hay làm tắt nghẽn đường ruột cho ăn nhiều tôm càng nhanh chết.
 
Hình ảnh sản phẩm siêu tốc Lenmetesone
        Hi vọng với những thông tin về Hội chứng đường ruột cấp vừa rồi sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức trong việc phòng trị bệnh một cách hiệu quả. Mọi thông tin cần tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ theo số Hotline: 1900565681 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên viên tư vấn Trường Sinh.

Tags: