Hiện khu vực Nam Bộ nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đang là mùa mưa, làm cho các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm ở đây thay đổi đột ngột: nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH giảm, làm sức đề kháng của tôm yếu hơn, khiến tôm dễ bị mắc bệnh đặc biệt là bệnh phân trắng. Trường Sinh tự hào về sản phẩm TS 999, bà con vẫn gọi là khắc tinh của bệnh phân trắng. TS 999 là sản phẩm đặc trị bệnh phân trắng trên tôm hữu hiệu nhất hiện nay, sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược, thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và góp phần tạo ra nguồn thực phẩm sạch cung ứng cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Công ty xin chia sẻ trường hợp điển hình mới nhất và gửi lời chúc mừng đến hộ nuôi đã sử dụng thuốc TS 999 thành công.
Đầu tháng 8 vừa qua, khi mưa kéo dài liên tục mấy ngày đã làm cho 2 ao tôm của nhà anh Nam có số điện thoại 01658691539 ở xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đều bị bệnh phân trắng. Khi đó 1 ao tôm nuôi được 2 tháng, 1 ao tôm được 45 ngày tuổi, anh rất lo lắng vì mọi vốn liếng của gia đình anh đã đầu tư vào 2 ao tôm hết. Anh là khách hàng trước đây sử dụng nhiều sản phẩm của công ty Trường Sinh. Các vụ nuôi trước anh đã từng thắng lợi, mỗi vụ lãi 700 – 800 triệu đồng. Tuy vụ này thời tiết bất lợi khiến ao tôm nhà anh bị bệnh phân trắng.
Hình 1: Tôm bị phân trắng
Nhưng anh Nam luôn tin dùng các sản phẩm công ty Trường Sinh nên anh đã liên hệ ngay với kỹ sư ở khu vực đó của Công ty. Được phân tích nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn phương pháp điều trị hiệu quả, anh Nam đã áp dụng và chỉ sau 3 ngày điều trị tôm đã khỏi bệnh.
Hình 2: Hiện công ty có TS 999 với 2 loại dung tích 500 ml và 1 lít để khách hàng có thêm sự lựa chọn
Hình 3: Ao tôm nhà anh Nam sau khi khỏi bệnh phân trắng
Anh đã rất vui mừng và sẵn sàng chia sẻ phương pháp điều trị bệnh phân trắng thành công cho những hộ nuôi khác như sau:
Bước 1: Xác định nguyên nhân gây bệnh
- Thức ăn không tốt: thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố… tôm ăn phải thức ăn trên sẽ bị bệnh đường ruột (bệnh phân trắng).
- Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.
- Ký sinh trùng (Gregarine) thuộc giống Nematopsis sp bám trên thành ruột và gây ra những tổn thương cho thành ruột tôm.
- Do Vi khuẩn thuộc các chuẩn Vibrio: vi khuẩn Vibrio sẽ xâm nhập vào đường ruột và gây hoại tử thành ruột tôm.
Bước 2: Cách xử lý tức thời
- Cần thay ngay loại thức ăn nếu như thức ăn bị nấm mốc
- Cắt tảo khẩn cấp (nếu có) bằng TS B52 hoặc TS 777 liều 2 kg/1000 m3 nước, (trường hợp tảo dày nên cắt trong 2 ngày), 2 giờ sau đánh diệt khuẩn bằng SDK liều 2 lít/1000 m3 nước. chiều tối dùng MEN-TS.01 hoặc HATICO.S để phân hủy xác tảo.
- Nếu ao không có tảo bà con chỉ diệt khuẩn bằng SDK liều 2 lít/1000 m3 nước.
- Tăng cường chạy quạt.
Bước 3: Dùng thuốc đặc trị bệnh phân trắng
- Diệt khuẩn xong 2 giờ sau đánh TS 999 liều 2 lít/1000 m3 nước, cắt cữ 1 ngày.(Nếu tôm đã ăn yếu)
- Ngày hôm sau trộn TS 999 liều 70 ml/kg thức ăn, giảm lượng thức ăn xuống 1/3 so với bình thường, cho ăn ngày 3 – 4 cữ liên tục trong 3 ngày. Nếu thấy tôm bị đi phân đứt khúc, dính đít thì trộn thêm 1 cữ thuốc gan liều 70 ml/kg thức ăn vào 1 cữ trưa cho tôm ăn. Sau khi đường ruột ổn định cho tôm ăn Men tiêu hóa Trường Sinh liều cao 5 – 6g/kg thức ăn.
(Nếu tôm mới bị đi phân trắng mấy sợi thì chỉ cần trộn TS 999 liều 70 ml/kg thức ăn, giảm lượng thức ăn xuống 1/2 so với bình thường).
Công ty Trường Sinh rất vinh dự khi trở thành người bạn thân thiết của quý bà con nuôi trồng thủy sản trên cả nước. Với chia sẻ trên và mong muốn đem đến những lợi ích thiết thực nhất giúp bà con bớt nỗi lo về dịch bệnh phân trắng trên tôm nuôi. Thời gian tới Công ty sẽ chia sẻ thêm những trường hợp khác sử dụng các loại sản phẩm mang thương hiệu Trường Sinh thành công để lấy đó là động lực cùng bà con đồng hành trong các vụ nuôi với thời điểm nuôi tôm đầy khó khăn này. Mọi vấn đề thắc mắc và cần hỗ trợ mời bà con liên hệ tới tổng đài 1900.56.56.81 để được tư vấn.
Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!