PHÒNG BỆNH BẰNG THẢO DƯỢC - GIẢI PHÁP CỐT LÕI, BỀN VỮNG CHO TÔM NUÔI

12/12/2019
Ao tôm là cả gia tài nên khi tôm bệnh người nuôi lo lắng, mất ăn mất ngủ và không tiếc tiền để mua thuốc chữa trị. Nhưng ai nuôi lâu năm đều biết khi tôm bị bệnh việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém. Nếu gặp những bệnh nguy hiểm như đốm trắng thì chỉ còn cách thu khẩn cấp. Vậy làm thế nào để đối phó với bệnh tôm? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.
Dịch bệnh khi thời tiết bất thường
Khác với trâu bò heo gà, nhiệt độ cơ thể tôm không ổn định mà thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Ao tôm ở ngoài trời nên khi thời tiết bất thường thì người nuôi cũng bất an, tôm trở nên yếu, dễ nhiễm bệnh.
- Nếu nắng nóng kéo dài (nhiệt độ nước trên 32oC): Tôm bắt mồi nhanh nhưng thải nhiều phân sống làm nước ô nhiễm. Vi khuẩn có hại hoạt động mạnh thường gây ra dịch bệnh phân trắng.
- Vào mùa lạnh (nhiệt độ nước dưới 25oC): Tôm bắt mồi yếu, thậm chí ngưng ăn. Virus hoạt động mạnh thường gây ra dịch bệnh đốm trắng.
Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết biến động bất thường là một trong những nguyên nhân chính khiến việc nuôi tôm ngày càng khó khăn.
Khó phát hiện khi tôm mới phát bệnh
Tôm, đặc biệt là tôm sú, chủ yếu sống ở đáy ao. Bình thường, người nuôi ít có cơ hội quan sát tôm. Khi vừa thả tôm, màu nước tương đối nhạt nhưng do tôm quá nhỏ nên rất khó quan sát. Từ tháng nuôi thứ 2, tuy tôm đã lớn hơn nhưng do màu nước đậm dần khiến người nuôi rất khó phát hiện lúc tôm chớm bệnh. Lý do là những con tôm yếu và chớm bệnh thường trốn vào khu vực giữa ao, gần khu vực chất thải. Còn đến khi người nuôi phát hiện thấy tôm bơi lội lờ đờ trên mặt nước hay tấp vào bờ, nhá (vó) thì mọi chuyện đã quá muộn. Lúc này, đàn tôm đã bệnh nặng, nhiều con chết đáy, đàn tôm giảm ăn và chết nhanh.  
Lây lan nhanh
Đầu tiên, người nuôi không thể vớt bỏ tôm bệnh hay tôm chết ra khỏi đàn tôm (chết đáy). Tôm khỏe buộc phải sống chung với tôm nhiễm bệnh và tôm chết. Xác tôm là thức ăn ưa thích của tôm khỏe khiến mầm bệnh lây lan. Ngoài ra, việc sử dụng máy quạt nước cung cấp ôxy và gom chất thải nhưng cũng nhanh chóng mang mầm bệnh đến khắp nơi trong ao.
Sức đề kháng kém
Tôm là động vật bậc thấp, khả năng đề kháng mầm bệnh kém, không có vaccine phòng bệnh. Tôm yếu rất dễ bị bệnh do virus (đốm trắng, Taura) và vi khuẩn (Vibrio).
Tác nhân cơ hội đồng loạt tấn công
Khi tôm bệnh, các mầm bệnh cơ hội đồng loạt tấn công khiến tôm yếu rất nhanh. Nghĩa là hầu hết tôm bệnh đều nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng, có thể virus và chịu tác động môi trường xấu (khí độc, ôxy thấp…) nên việc xác định nguyên nhân nào chính gây bệnh tương đối khó khăn.
Vì vậy, phòng bệnh là vấn đề có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại trong nuôi tôm.
Nhưng làm sao để phòng bệnh hiệu quả?
            Để phòng chống được dịch bệnh đồng thời tăng cường sức đề kháng cơ thể tôm, tăng cường được hệ miễn dịch giúp cho tôm phát triển, sinh trưởng tốt rút ngắn chu kỳ nuôi, giảm chi phí nuôi bà con cần chú ý như sau:
+ Vai trò của các nhóm thuốc thảo dược của Công ty Trường Sinh vô cùng có ý nghĩa và quan trọng trong quá trình xử lý ao nuôi cũng như trong quá trình nuôi tôm:
- Các nhóm thảo dược như LÂM SINH THẢO, TS 1001TS 1002TR 555SDK, BET-TO-GANE, TS 999,  SEPTOMINELENMETESONRE,… có nhiều thành phần Acid amin, kháng sinh thực vật, các nhóm nguyên tố vi lượng thiết yếu, các nhóm vitamin A, D, E dễ hấp thụ vào cơ thể khi cho ăn hoặc tạt vào nước ao nuôi giúp tăng cường chức năng gan tụy, đặc biệt là gan, mật giúp tôm có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt chống lại yếu tố bất lợi về môi trường thời tiết, đồng thời có tác dụng giúp cơ thể tôm tăng cường hệ thống protein trong huyết tương có vai trò tiêu diệt được mầm bệnh khi xâm nhập vào tôm.
- Các nhóm thảo dược được chiết xuất từ thảo dược có nhiều thành phần Saponin là hợp chất chống Oxy hóa mạnh có vai trò kháng khuẩn, phòng dịch, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi đồng thời ngăn chặn và làm suy yếu tác động của nhóm virus gây bệnh như diệt khuẩn SDK.
+ Vai trò của Vi sinh: ngày nay việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm để xử lý môi trường, ổn định chất lượng nước ao nuôi tạo môi trường sinh thái ao nuôi giúp tôm khỏe đóng vai trò to lớn. Do vậy bà con cần quan tâm các vi sinh nội tại có trong đất và nước cũng như việc bổ sung vi sinh định kỳ vào ao nuôi có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc xử lý các hoạt chất độc hại tồn lưu, các chất thải dư thừa ở đáy ao giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy.
+ Vai trò quản lý ao nuôi về các yếu tố hóa lý môi trường như pH, Kiềm, nhiệt độ, Oxy, mật độ tảo cũng như các khí độc NH3, H2S là vô cùng quan trọng phải theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Trong nuôi tôm thâm canh việc kiểm soát tảo và Oxy là cần thiết, đừng để tảo phát triển quá mức tránh biến đổi màu nước, Oxy phải đảm bảo đủ, quạt nước đủ mạnh tạo dòng chảy tốt thì mới đảm bảo cho sự sống diễn ra ở ao nuôi như: tôm, tảo, các vi sinh vật có lợi,… đồng thời sẽ tốt hơn trong quá trình phân hủy.
+ Không sử dụng hóa chất, hạn chế sử dụng kháng sinh trong quá trình xử lý ao cũng như phòng bệnh cho tôm.
Do vậy bà con nên áp dụng quy trình phòng chống dịch bệnh được khuyến cáo theo công nghệ sinh học “Nhóm thảo dược Trường Sinh – Men vi sinh hữu ích – Quản lý tốt ao nuôi”.
 
CHÚC QUÝ BÀ CON VỤ MÙA BỘI THU!
 

Tags: