Quản lý độ sâu của nước ao: Không dưới 1 m; tốt nhất là 1,4 - 1,5 m
Quản lý độ trong của ao nuôi: Độ trong nên ở mức 30 – 40 cm trong vòng 60 ngày đầu. Từ ngày 60 đến khi thu hoạch, độ trong tốt nhất là ở mức 35 - 45cm. Màu nước tốt sẽ hạn chế cường độ ánh sáng chiếu xuống đáy để hạn chế tảo đáy phát triển và đồng thời cũng ổn định nhiệt độ nước. Khi độ trong ao > 50cm, ta nên gây màu vào lúc nắng, thường sử dụng Men vi sinh TS01 hoặc Hatico.s + cám gạo + mật đường ủ qua 1 đêm rồi tạt xuống ao. Đối với những ao khó gây màu nước nên bổ sung thêm Đôlômit để nhanh lên màu. Nếu độ trong thấp < 30cm, tảo phát triển quá mạnh sẽ làm cho pH, hàm lượng oxy biến động lớn trong ngày, có nguy cơ tảo tàn hàng loạt gây ô nhiễm môi trường, do đó cần có biện pháp khống chế sự phát triển của tảo như thay 20-30% nước trong ao, dùng đường cát hòa tan 2 -3kg/1000 m3 nước. Nếu oxy thiếu tôm sẽ có biểu hiện giảm ăn, chậm lớn, mang tôm có màu hồng. Ðể tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao nuôi cần sử dụng các loại thiết bị như: máy quạt nước, máy sục khí. Oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo, bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Do oxy thường giảm thấp vào ban đêm, nhất là vào lúc 2 – 5 giờ sáng nên cần cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu. Ngoài ra, cần bổ sung các vi sinh vật có lợi, phát triển thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ làm sạch đáy ao.
Quản lý các yếu tố môi trường: pH duy trì trong khoảng 7.5 - 8.5, pH dao động trong ngày quá 0,5 sẽ gây bất lợi cho sự sinh trưởng của tôm. pH càng cao tôm càng dễ bị nhiễm độc NH3. Sự biến động của pH hàng ngày trong ao phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của tảo. Nếu pH thấp phải thay nước và bón vôi Dolomite hoặc vôi nông nghiệp với lượng 150 - 300 kg/ha. Nếu pH cao, bà con hạ pH bằng mật đường 3 – 5 kg/1000 m3nước. Độ kiềm thích hợp đối với tôm thẻ là 120 – 150, đối với tôm sú là 80 – 120, nếu kiềm thấp dùng khoáng Gold max liên tục trong 2 – 3 ngày, kiềm cao dùng mật đường 3 – 5 kg/1000 m3 nước, xay quả khóm (dứa, thơm) 3 – 5 kg/ m3 nước. Quản lý khí độc NH3 bằng Yucca - C, Yucca Phốt, Yucca USA 100, Zeolite. Khi thời tiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển nên định kỳ 7 ngày/lần bà con nên dùng SDK liều 2 lít/1000 m3 nước để diệt khuẩn trong ao.
Dinh dưỡng và phòng bệnh cho tôm: Bổ sung dinh dưỡng dành cho tôm: chậm lớn, ăn yếu, ốp thân như trộn tăng trọng TS111, khoáng đa vi lượng Trường Sinh cho tôm ăn. Dùng các sản phẩm phòng và trị các bệnh về gan như TS1001, TR555, TS1002, Betogane, kết hợp cho tôm ăn men tiêu hoá Trường Sinh kích thích tôm thèm ăn, nở ruột to, phân dài, tăng cường hệ tiêu hoá hoặc tăng sức đề kháng cho tôm bằng Vitamin C, Vitamin C – Tạt. Giảm lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi để hạn chế thức ăn dư thừa sẽ sinh ra khí độc cũng như tảo độc trong ao.
Qua bài viết này, Công ty Trường Sinh chúng tôi xin góp phần để hỗ trợ bà con nhằm có những giải pháp hữu hiệu trong quản lý ao tôm trong thời điểm giao mùa. Khi cần tư vấn, bà con gọi ngay vào tổng đài tư vấn: 1900565681 để được hỗ trợ kịp thời.
Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!